5 nguyên nhân khiến não bạn trở nên "ngớ ngẩn"

Đăng một nhận xét


Não bộ con người là một cỗ máy gần như hoàn hảo. Tuy nhiên, nó cũng có những khuyết điểm và hạn chế không thể tránh khỏi. Chính những điều đó đôi khi gây ra cho chúng ta cảm giác bực mình, khó chịu và có cảm giác bản thân hơi “ngớ ngẩn”. Chúng ta cùng khám phá Top 5 những thứ khiến bộ não con người rơi vào tình trạng như trên.

1. Cửa ra vào

Chắc hẳn bạn đã từng một lần rơi vào trường hợp khi bước vào bếp để lấy đồ nhưng tự dưng không nhớ nổi mình định lấy gì. Bạn có biết, chính những cánh cửa ra vào là nguyên nhân gây ra tình trạng nói trên. Nghe có vẻ không liên quan nhưng kì thực chúng là thủ phạm khiến bộ não chúng ta trở nên “ngớ ngẩn” bất thường. 

Các nhà khoa học thuộc ĐH Notre Dame đã phát hiện ra, bản chất cánh cửa ra vào được não nhận định như một ranh giới đặc biệt. Ranh giới ấy sẽ giữ lại toàn bộ những kí ức, mục đích hay suy nghĩ của bạn trước khi bước vào một căn phòng. 

Dễ hiểu hơn, hiện tượng này cũng giống như quay phim vậy, cánh cửa chính là tín hiệu kết thúc một cảnh vừa quay xong, chuẩn bị cho một cảnh mới hoàn toàn. Nó kích thích não bộ khiến bạn tạm quên đi mọi thứ cũ để chuẩn bị tiếp nhận những tác động mới đến từ thế giới mới. Vậy nên, đừng quá lo lắng hay khó chịu khi nhận ra không biết mình định làm gì, bởi rất có thể bạn vừa đi qua một ranh giới tinh thần.

2. Tiếng “bíp” khó ưa

Sự tiến hóa của loài người đôi khi vẫn có những điểm chưa thực sự hoàn thiện mà tiêu biểu là hệ thống thính giác cảm nhận âm thanh. Thông thường, với những âm trong tần số chúng ta nghe thấy, cơ chế định vị trong não bộ diễn ra như sau: sóng âm truyền tới tai và ta cảm nhận được nó, đồng thời, nó truyền ra ngoài môi trường và dần dần biến mất. Lợi dụng đặc tính ấy, con người có thể cảm nhận được xem âm thanh phát ra từ đâu.

Tuy nhiên, với tiếng “bíp bíp” liên tục, não bộ con người sẽ bị rối trí hoàn toàn. Đó là những âm thanh vang lên theo chu kì, không thay đổi theo thời gian, như một bức tường cản trở thính giác. Với những loại âm thanh như vậy, chúng ta bị mất phương hướng thực sự và không thể xác định được nguồn âm từ đâu.

3. Những hình ảnh dựa theo cảm xúc 


Tương tự như với hệ thống âm thanh, mắt người cũng có những “sai lầm ngớ ngẩn” khiến đầu óc bạn quay cuồng. Trên thực tế, con người gần như không thể tách biệt được hình ảnh với thực tại ngoài đời. Chúng ta nhận diện được hình ảnh song sau hàng triệu năm tiến hóa, vẫn để tình cảm và cảm xúc xen vào việc nhận thức những đối tượng trong ảnh. 

Các chuyên gia đã chứng minh được trong trò chơi phi tiêu, hầu hết chúng ta sẽ phi kém chuẩn xác hơn khi mục tiêu là những người ta yêu quý và chính xác hơn nhiều khi đối tượng hướng đến là người bạn không ưa tí nào.

4. Điện thoại

Hiện tượng ảo giác điện thoại rung cũng khiến không ít người khốn khổ xuất phát từ một tổn thương nhỏ ở não bộ. Từng phút từng giây, não bộ sẽ thu nhận thông tin từ các “cảm biến” trên cơ thể bạn như mắt, mũi, da… Đến một lúc nào đó, não sẽ bị quá tải bởi khối lượng thông tin nhận được, dẫn đến không thể xử lý tất cả. 

Khi điều này xảy ra, thông tin não thu được từ “cảm biến” sẽ được phân loại lại một lần nữa. Với trường hợp chiếc điện thoại, do quá mong ngóng tin nhắn, cuộc gọi nào đó mà ta vô tình khiến não "choáng ngợp" về lượng thông tin liên quan đến việc này. Từ đó, khi quá tải thông tin về đồ vật này, não sẽ tạo ra ảo giác, khiến chúng ta cảm thấy như chiếc điện thoại đang rung thật.

5. Bánh xe

Ảo giác bánh xe quay liên tục cũng khiến ta không hề dễ chịu chút nào. Mắt người thực chất như một chiếc máy quay phim, chụp những bức ảnh về thế giới xung quanh liên tục, tín hiệu truyền tới não và ta nhận ra được hình ảnh của mọi vật. 

Tuy nhiên, do thời gian lưu ảnh trên mắt khoảng 1/10s nên với những vật chuyển động liên tục với tốc độ nhanh như bánh xe, mắt chúng ta không đủ nhanh để nhận dạng sự chuyển động chính xác nhất của nó. Ví dụ như ta thấy bánh xe quay ngược trong khi chúng chuyển động thẳng về phía trước.

Nguồn: Kênh 14
Biên Soạn: íTinNhanh.vn 

Đăng nhận xét

Bình Luật Sẽ Bị Xoá Nếu
- Spam hoặc kèm link quảng cáo.
- Nội dung vô văn hóa, vi phạm luật pháp, mạ lị, hạ uy tín, xúc phạm danh dự cá nhân…
- Tiếng Việt không dấu hoặc cố tình bóp méo sự trong sáng của Tiếng Việt.